Cách massage bụng cho bà bầu được rất nhiều chị em đang mang thai quan tâm. Bởi trong quá trình thai sản, cơ thể mẹ càng tăng cân nhiều hơn gây ra tình trạng căng tức và đau mỏi. Và đây là phương pháp đã được khoa học chứng minh là hiệu quả giúp giảm đau nhức cho bà bầu tại nhà. Xem bài viết sau đây của Học Massage để biết chi tiết các bước thực hiện nhé!
Tại sao massage cho mẹ bầu lại quan trọng?
Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu luôn gặp rất nhiều khó khăn trong từng giai đoạn. Chúng có thể là những khó khăn về mặt thể chất do sự tác động của thai nhi. Hay là áp lực tinh thần gặp phải trong cuộc sống. Cũng bởi vậy mà phụ nữ ở thời điểm này thường khá nhạy cảm và hay bị stress.
Bước vào giai đoạn đầu của thai kỳ, nhiều mẹ bầu còn hay bị các cơn ốm nghén quấy rầy. Khiến cho họ hay gặp các tình trạng buồn nôn, mệt mỏi và không muốn ăn gì. Bên cạnh đó, mức độ và thời gian ốm nghén của mỗi người thường khác nhau tùy theo cơ địa.
Bước vào giai đoạn sau khi hết ốm nghén, lúc này bụng của mẹ bầu cũng dần to ra. Theo đó, các mẹ bầu cũng cảm thấy nặng nề và khó di chuyển hơn trong những tháng cuối thai kỳ. Kèm theo đó là tình trạng đau lưng, khó ngủ và hay bị tê chân nữa.
Có thể nói, giai đoạn có bầu thực sự mang lại nhiều khó khăn cho các bà mẹ. Bởi vậy việc massage cho cơ thể bà bầu rất cần thiết và đáng quan tâm. Bởi hơn hết massage giúp giảm cơ thể thoải mái, ít mệt mỏi lại dễ dàng hơn trong quá trình sinh nở.
Cách massage bụng cho bà bầu tại nhà an toàn nhất
Cách massage bụng cho bà bầu đúng sẽ đem lại những tác động tích cực cho mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ thời điểm được massage và cách thực hiện ở từng giai đoạn thai kỳ để đảm bảo an toàn.
Thời điểm phù hợp để massage bụng cho mẹ bầu
Các chuyên gia y tế khuyên, thời điểm tốt nhất để thực hiện mát-xa bụng cho bà bầu tại nhà là từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Bụng của mẹ bầu lúc này chưa quá lớn nhưng đã bắt đầu xuất hiện căng tức và bị rạn da. Vì vậy, bạn nên tiến hành massage để cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Để việc xoa bóp thuận lợi, bạn nên dùng thêm một chút dầu dừa để da bụng trơn láng.
Hai thời điểm lý tưởng nhất để massage bụng bầu trong ngày là sau khi tắm và trước khi đi ngủ. Thêm một lưu ý là bạn không nên xoa bóp khi vừa ăn no nhé. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa và thai nhi.
Hướng dẫn cách massage bụng cho bà bầu đúng cách
Cách massage bụng cho bà bầu chỉ áp dụng cho hai giai đoạn là ở tháng thứ 4, thứ 5 và tháng thứ 6, thứ 7. Cách thực hiện cụ thể sẽ được giới thiệu ở phần bên dưới.
Chú ý: bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện massage bụng tại nhà cho bà bầu để đảm bảo an toàn.
Cách massage bụng cho bà bầu tại nhà ở tháng thứ 4 và 5
Khi thai nhi được 4 hoặc 5 tháng tuổi là giai đoạn phù hợp để tiến hành massage. Nếu con chưa đủ tuổi, mẹ nên chờ tới thời điểm này hãy tiến hành xoa bóp để giảm rủi ro xảy thai, động thai. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Mẹ bầu đặt một chiếc gối mềm phía sau lưng, ngồi dựa vào tường và thả lỏng toàn bộ cơ thể.
- Bước 2: Đặt ngón tay vỗ nhẹ toàn bộ phần bụng, áp hai lòng bàn tay lên bụng và chuyển động theo hình tròn từ trái qua phải khoảng 10 lần.
- Bước 3: Tiếp đến, bạn ấn nhẹ các đầu ngón tay lên bụng từ trên xuống dưới, dùng lực nhẹ nhàng là tốt nhất.
- Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 2 lần nữa.
Bài tập này sẽ kích thích thai nhi có những phản ứng như bắt đầu cử động chân tay, nhúc nhích cơ thể nhẹ nhàng. Một mẹo nhỏ cho mẹ là hãy chạm tay vào vị trí con đang động đậy để bé cảm nhận được bạn.
Cách massage bụng cho bà bầu tại nhà từ tháng thứ 6 và 7
Đây là giai đoạn thai nhi đang lớn dần lên nên bạn cần thực hiện massage nhẹ nhàng và chậm hơn. Quan trọng là bạn cần chú ý tới cử động của con để điều chỉnh xoa bóp cho phù hợp. Cụ thể, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Bước 1: Nằm ngửa trên đệm, gối đầu không quá cao, thả lỏng cơ thể và hít thở đều.
- Bước 2: Dùng bàn tay vuốt nhẹ từ phía trên xuống dưới bụng khoảng 2 phút.
- Bước 3: Tiếp theo, mẹ bầu vuốt từ trái qua phải nhẹ nhàng khoảng 5 – 6 lần.
Thời gian massage tốt nhất là nên kéo dài khoảng 2 đến 5 phút/ lần, một ngày thực hiện 2 lần.
Cách massage giảm đau đầu cho bà bầu
Để giảm đau đầu, căng thẳng các bà bầu hoàn toàn có thể áp dụng ngay phương pháp massage đầu. Theo đó, chị em nên chọn một tư thế thoải mái nhất thì khi massage mới đem lại hiệu quả cao được. Chẳng hạn như tư thế nằm ngửa rồi kê gối ở sau lưng và chân.
Sau đó, ta sẽ rẽ tóc theo đúng đường chân tóc và vuốt cho tóc đỡ rối. Tiếp đến, bạn tiến hành ấn theo đường chân tóc từ trên xuống dưới một cách thật nhẹ nhàng. Lúc này cơ thể mẹ bầu nên thả lỏng tự nhiên nhất sẽ cảm thấy sự dễ chịu hơn rất nhiều.
Ngoài ra, để giảm đau đầu cho các mẹ bầu ta cũng có thể chọn cách massage bằng tinh dầu cho da đầu. Với cách này, trước hết ta làm nóng tinh dầu nên bằng cách đặt chúng vào một cái bát nước nóng. Sau đó ta dùng lược chải nhẹ để chia tóc thành những phần nhỏ.
Tiếp đến những ngón tay vào phần dầu ấm đã chuẩn bị rồi xoa bóp nhẹ nhàng theo hướng xoay tròn vào phần da đầu. Với động tác này ta nên tránh dùng lực quá mạnh. Sau đó, bạn có thể nhúng thêm phần tinh dầu và xoa bóp cả ở vùng tai và gáy nữa. Sau đó, các mẹ bầu nên gội sạch lại sau khi massage trong khoảng 30 phút.
Massage chân cho bà bầu
Thai nhi phát triển rất nhanh ở từ tháng thứ 5 trở đi. Điều này khiến mẹ bầu khó di chuyển, lại thêm thường xuyên gặp phải các cơn đau nhức chân. Vì vậy, massage chân sẽ giúp hội chị em giảm hẳn việc tích tụ máu ở chân và dễ chịu hơn trong việc đi lại.
Cách massage đơn giản nhất đó là dùng hai tay xoa nhẹ từ mắt khuỷu chân nên tới bắp đùi. Đồng thời, việc nắn, bóp tại các khớp ngón chân, bắp chân trong lúc này cũng là điều cần thiết.
Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng có thể áp dụng xoa bằng tinh dầu cũng mang lại hiệu quả cực ấn tượng. Ngoài ra, phương pháp massage chân cũng nên duy trì trong khoảng 10 phút. Như vậy sẽ đủ thời gian để máu lưu thông tốt và giảm đau chân hẳn đi. Đối với các bà mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật thì đặc biệt không nên áp dụng cách massage ở bộ phận này.
Cách massage lưng cho bà bầu
Massage lưng được xem là một cách đơn giản giúp các bà bầu giải quyết những cơn đau nhức mỏi. Với cách massage này, các mẹ bầu nên chọn tư thế nằm nghiêng một sang một bên.
Sau đặt tay ở vùng thắt lưng và tiến hành xoa bóp theo chiều dọc của cơ thể một cách nhẹ nhàng. Kết hợp với đó là xoa ở vai và dọc theo cả hai bên sườn. Tiếp đến, ta có thể dùng hai đầu ngón tay cái để ấn nhẹ vào các vùng thắt lưng. Việc này vừa giúp kéo dãn cơ và giúp cho khí huyết lưu thông dễ dàng hơn.
Massage vai cho bà bầu
Với vùng vai thì các bà bầu không thể tự massages cho mình được. Trước hết các mẹ bầu giữ tư thế nằm ngửa và gối đầu hơi cao. Sau đó người massage cho bà bầu sẽ xoa bóp nhẹ nhàng lần lượt từ vai tới các phần dưới cổ, cơ, cánh tay.
Với bài tập này, tình trạng đau vai khi nằm nghiêng của các mẹ bầu sẽ theo đó mà chấm dứt. Mà thay vào đó là cảm giác êm ái và thư giãn do phần vai đã được thả lỏng hoàn toàn.
Massage mặt cho mẹ bầu
Massage mặt cho bà bầu từ lâu đã được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này đánh giá cao. Phương pháp này giúp các mô trên da mặt được tăng cường hoạt động. Kiên trì áp dụng cách massage này hội chị em sẽ thấy rõ sự đàn hồi trên da được cải thiện rõ rệt. Hơn nữa, chấm dứt dứt được hoàn toàn cảm giác chóng mặt, mệt mỏi do những cơn đau gây ra.
Đối với cách massage ở vùng trán, trước hết các mẹ bầu nằm ở tư thế thả lỏng với mắt nhắm. Tiếp đến vuốt và day từ vùng trán sang bên thái dương một cách từ từ. Đồng thời, để hiệu quả nhất, các mẹ bầu có thể áp dụng thêm bài tập xoa bóp từ vùng cằm lên trên.
Đối với những cách massage này, một điểm lưu ý quan trọng đó là da mặt và da tay phải được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, nếu dùng kem massage thì phải chọn những loại lành tính và không chứa những chất gây tổn thương cho thai nhi.
Những lưu ý khi thực hiện massage cho mẹ bầu
Một vài lưu ý mà các bà bầu cần biết khi massage trong giai đoạn này:
- Theo nhiều nghiên cứu, việc massage cho bà bầu không nên áp dụng với những người đã từng có tiền sử sinh non, rối loạn đông máu. Nhất là với massage cho vùng bụng ở các mẹ đang trong giai đoạn cuối thai kỳ.
- Các bà bầu tuyệt đối không nên massage khi có thai trong 3 tháng đầu. Bởi lúc này, việc bị sảy thai có thể hoàn toàn xảy ra vì thai nhi vẫn chưa ổn định.
- Khi có thai, cơ thể mẹ bầu cũng thường nhạy cảm hơn nên khi massage phải thật nhẹ tay. Tránh các tình trạng dùng lực quá sức hay ấn mạnh có thể gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé. Đồng thời, nguyên tắc massage nên theo chiều từ dưới lên để làm chậm quá trình lão hóa cho mẹ.
- Bên cạnh đó, khi massage cho bà bầu có những huyệt cần tránh bởi nếu tác động lực lên đó có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
- Các bác sĩ luôn khuyến cáo rằng nếu có những dấu hiệu không thoải mái khi massage thì nên dừng ngay.
- Bên cạnh đó, thời gian massage cũng là điều mà các mẹ bầu nên chú ý. Không phải cứ massage lâu và nhiều lần mới tốt. Mà phương pháp này được các chuyên gia cho rằng tối ưu nhất sẽ là 4 lần trong một ngày và mỗi lần chỉ khoảng 5 phút.
Lợi ích khi massage trong thời kỳ đang mang thai
Khoa học đã chứng minh, massage cho bà bầu trong thời kỳ mang thai mang đến nhiều lợi ích:
Tăng cường sức khỏe cho mẹ
Massage là cách tối ưu nhất giúp máu đi lưu thông đến toàn bộ cơ thể. Trong đó, đối với các mẹ bầu thì việc tăng tuần hoàn máu lại càng cần thiết ở các cơ quan như: tim, tử cung, nhau thai.
Bởi các nghiên cứu đã chỉ rằng lượng phụ nữ có thai cần lượng máu gấp 1,6 lần mức bình thường. Hơn nữa, massage còn giúp cho chúng ta đào thải được các chất độc trong cơ thể một cách dễ dàng hơn đấy.
Giảm nguy cơ trầm cảm, căng thẳng, mệt mỏi
Các triệu chứng căng thẳng, trầm cảm gặp ở phụ nữ có thai cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Vì thế, massage cho mẹ bầu được xem là giải pháp khá hữu hiệu để giảm nguy cơ mắc những triệu chứng này.
Điều này đã được chứng minh qua việc tuần hoàn máu và hệ bạch huyết lưu thông máu một cách trơn tru hơn khi massage. Hơn nữa, ngủ ngon và sâu hơn cũng giúp các mẹ bầu bớt lo âu và căng thẳng.
Giảm đau nhức cơ bắp
Giảm đau nhức cơ bắp cho các mẹ bầu cũng là một tác dụng tuyệt vời mà việc massage mang lại. Theo đó, quá trình này giúp cho các cơ được thư giãn, nghỉ ngơi. Đồng thời giảm bớt những căng thẳng cho xương khớp do máu được lưu thông tốt hơn.
Cải thiện chứng đau thần kinh
Đối với phụ nữ có thai, áp lực cho vùng xương chậu sẽ càng tăng khi ở những tháng cuối của thai kỳ. Theo đó một số vùng xương hông sẽ bị sưng tấy và gây khó chịu cho hệ thần kinh. Vì vậy một liệu trình massage nhẹ nhàng sẽ được coi là giải pháp lý tưởng. Nhất là ở các vùng có nhiều dây thần kinh như lưng và chân.
Đối với thai nhi
Massage cũng là một trong những cách giúp các mẹ bầu tương tác trực tiếp với con của mình. Massage cho mẹ cũng sẽ giúp bé thư giãn và có sự phát triển toàn diện hơn. Hơn nữa, nhiều chuyên ra cũng đã chỉ ra rằng, quá trình trở dạ sẽ dễ dàng hơn nếu các mẹ bầu massage một cách thường xuyên.
Trên đây là toàn bộ những hướng dẫn về cách massage cho bà bầu đúng cách và an toàn cho mọi tham khảo. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ bầu đã có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc bản thân và thai nhi.
Trên đây là cách massage bụng cho bà bầu tại nhà an toàn. Ngoài ra, bạn nên kết hợp xoa bóp ở những bộ phận khác như tay, chân, lưng, cổ,… để giúp cơ thể thoải mái hơn. Đồng thời, mẹ cần thường xuyên nói chuyện với bé để con phát triển khỏe mạnh.
Xem thêm bài viết liên quan
Bình luận