Hướng dẫn cách massage bụng cho bà bầu sau sinh tại nhà


Sau khi sinh em bé, rất nhiều chị em phụ nữ đều gặp phải những vấn đề về sức khỏe, làn da hay mỡ bụng. Vì thế, massage bụng sau sinh là việc làm rất cần thiết, giúp chị em chăm sóc bản thân để sớm lấy lại vòng eo như trước khi sinh em bé. Bài viết này sẽ hướng dẫn chị em cách massage bụng cho bà bầu sau sinh hiệu quả nhanh chóng nhất.

Massage bụng sau sinh có lợi ích gì?

Massage bụng cho bà bầu sau sinh là một việc làm rất cần thiết và được nhiều bác sĩ khuyên thực hiện đối với các chị em phụ nữ. Sở dĩ như vậy bởi vì massage bụng sau sinh đem lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bỉm sữa.

Massage giúp giảm rạn da và mỡ bụng sau sinh
Massage giúp giảm rạn da và mỡ bụng sau sinh
  • Giảm mỡ bụng: massage bụng tác động làm ấm lớp mỡ bụng dưới da, kích thích tăng lưu thông máu, hỗ trợ quá trình trao đổi chất để đốt cháy mỡ thừa vùng bụng.
  • Giảm đau dạ con: massage bụng cho bà bầu sau sinh là cách hiệu quả để làm ấm bụng và xoa dịu các cơn đau bụng, đau dạ con hay đau do co hồi tử cung sau sinh.
  • Giảm thâm rạn da: massage kích thích lưu thông mao mạch máu dưới da, giúp da được tái tạo và hồng hào hơn, giảm thâm rạn da hiệu quả.
  • Giúp đẩy sản dịch ra ngoài: các động tác massage bụng cho bà bầu sau sinh giúp phân phối lại lượng nước trong cơ thể, giảm sưng tấy và khuyến khích lưu thông sản dịch dư thừa ra khỏi cơ thể.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: massage bụng cho bà bầu sau sinh hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa, giúp giảm nhanh các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu thường gặp ở phụ nữ sau sinh.
  • Giảm lo lắng, trầm cảm: tình trạng trầm cảm sau sinh rất phổ biến ở các mẹ bỉm sữa. Massage bụng sẽ giúp giải tỏa cảm giác căng thẳng, lo lắng, giúp chị em được thư giãn về mặt tinh thần, ngủ ngon hơn và vui vẻ, lạc quan hơn.

Hướng dẫn cách massage bụng cho bà bầu sau sinh

Sau khi hoàn tất các bước chuẩn bị cho một không gian massage thoải mái với chỗ ngồi êm ái, hương thơm và tinh dầu massage yêu thích, chị em sẽ bắt đầu thực hiện massage bụng cho bà bầu sau sinh với các bước sau:

  • Bước 1: Cho một lượng kem hoặc dầu massage vừa đủ ra lòng bàn tay và xoa nhẹ một vài vòng để tinh dầu trải đều và bàn tay được ấm lên. Tùy vào sở thích hay mục đích massage mà chị em có thể lựa chọn tinh dầu massage với mùi hương yêu thích hay các loại kem massage dưỡng trắng, giảm rạn da…
  • Bước 2: Đặt hai bàn tay lên bụng, dùng hai ngón tay cái ấn nhẹ từ rốn sang hai bên hông khoảng 3 – 5 lần để kích thích các huyệt đạo tại vùng bụng. Thực hiện ấn và miết da với lực đạo vừa phải.
Ấn từ khu vực rốn sang hai bên hông với lực vừa phải
Ấn từ khu vực rốn sang hai bên hông với lực vừa phải
  • Bước 3: Chụm các ngón tay lại, dùng phần ngón tay xoa tròn xung quanh rốn theo một chiều khoảng 20 lần, sau đó đổi chiều và xoa tương tự. Có thể tăng dần lực xoa theo sức chịu đựng của cơ thể nhưng không nên xoa quá mạnh.
  • Bước 4: Ngửa người, dùng hai bàn tay nắm lại và ấn nhẹ vào phía sau eo nhiều lần để kích thích các huyệt đạo chuyển hóa năng lượng.
  • Bước 5: Dùng bàn tay ấn nhẹ vào phần bụng giữa rốn và hông để thúc đẩy tiêu hao mỡ bụng và kết thúc bài massage.
Ấn lòng bàn tay vào phần giữa rốn và hông để làm ấm bụng
Ấn lòng bàn tay vào phần giữa rốn và hông để làm ấm bụng

Massage bụng cho bà bầu sau sinh cần lưu ý gì?

Với các mẹ khi thực hiện massage bụng cho bà bầu sau sinh, ngoài các bước massage đúng trình tự thì chị em cũng cần ghi nhớ một vài lưu ý quan trọng để đảm bảo massage được an toàn, hiệu quả.

Chị em sinh mổ cần chờ vết mổ ổn định trước khi massage bụng
Chị em sinh mổ cần chờ vết mổ ổn định trước khi massage bụng
  • Thời điểm massage: massage bụng cho bà bầu sau sinh phát huy tác dụng tốt nhất khi được thực hiện đúng thời điểm. Đối với chị em sinh thường thì có thể massage bụng khoảng 2 – 3 ngày sau sinh. Đối với sinh mổ, sau 5 – 7 ngày thì mới nên thực hiện massage để chờ các cơ quan bụng đủ ổn định cũng như tránh các nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
  • Lực đạo vừa phải: chú ý sử dụng lựa massage nhẹ nhàng, không nên tác động quá mạnh, nhất là trong những ngày đầu thực hiện massage. Nếu cảm thấy đau bụng hay vết mổ cần ngay lập tức dừng lại.
  • Không massage quá lâu: nên massage khoảng 2 lần/tuần và tăng dần tần suất khi bụng đã ổn định, đồng thời không nên massage bụng quá lâu trên 10 phút vì có thể không mang lại tác dụng giảm mỡ như ý muốn.
  • Đối tượng không nên massage bụng sau sinh: massage bụng cho bà bầu sau sinh có thể không thích hợp với những người có vết thương ngoài da, bị cao huyết áp, thoát vị rốn hay các chị em mắc bệnh lý liên quan đến túi mật, tử cung, bàng quang…

Trên đây là các bước massage bụng cho bà bầu sau sinh đơn giản mà các chị em phụ nữ có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Kết hợp massage bụng thường xuyên với chế độ dinh dưỡng và vận động nhẹ nhàng, chị em sẽ nhanh chóng lấy lại được vòng eo săn chắc, thon gọn như trước. Học massage chúc các mẹ bầu thành công!

Xem thêm bài viết liên quan

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan