Nghẹt mũi là tình trạng thường gặp do các bệnh lý về hô hấp, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Phương pháp massage được vận dụng phổ biến giúp loại bỏ vấn đề này nhanh chóng mà không lo sợ các tác dụng phụ. Hãy cùng tham khảo ngay những cách massage hết nghẹt mũi đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả sau đây nhé!
Nguyên nhân gây nghẹt mũi
Trước khi khám phá các cách massage hết nghẹt mũi, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến nghẹt mũi nhé!
- Thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ và độ ẩm cũng thay đổi khiến niêm mạch mũi dễ phản ứng lại với những kích thích từ bên ngoài, gây nghẹt mũi khó chịu.
- Cảm lạnh hoặc cảm cúm do virus gây tổn thương tới hệ hô hấp. Từ đó, khiến đường thở bị tắc và gây nghẹt mũi. Thông thường bệnh sẽ kéo dài khoảng 7-10 ngày là khỏi.
- Môi trường sống có không khí khô và lạnh khiến kích thích phần niêm mạch mũi bị chảy nhiều dịch, gây tắc nghẽn mũi, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Phụ nữ đang trong quá trình mang thai, đặc biệt là ba tháng đầu có sự thay đổi về hormone. Điều này khiến lượng máu cung cấp của cơ thể mẹ bầu tăng lên, chúng ảnh hưởng đến niêm mạch mũi và gây nghẹt mũi.
Cách massage hết nghẹt mũi hiệu quả
Massage là phương pháp đơn giản mà cực kỳ hiệu quả trong việc chữa nghẹt mũi. Chỉ cần thực hiện những động tác đơn giản sẽ giúp bạn lấy lại cảm giác dễ chịu và thoải mái nhanh chóng. Tham khảo ngay những cách massage hết nghẹt mũi sau đây.
Massage huyệt Nghinh Hương
Cách massage hết nghẹt mũi đầu tiên chúng tôi muốn gợi ý đó chính là tập trung vào huyệt Nghinh Hương. Huyệt này nằm ở vị trí hai bên cánh mũi, cách phần cánh mũi khoảng 0.7cm. Khi massage huyệt này sẽ giúp tán phong nhiệt và thông khiếu, từ đó đẩy lùi các bệnh liên quan đến mũi hoặc liệt dây thần kinh số 7.
Cách thực hiện:
- Nín thở, sử dụng 2 đầu ngón tay ấn một lực mạnh vào hai bên cánh mũi từng nhịp.
- Từ từ thả ra rồi lặp lại khoảng 10 lần sẽ giúp loại bỏ tình trạng nghẹt mũi.
- Sử dụng dầu để thoa vào hai bên cánh mũi sau khi massage để tăng hiệu quả điều trị nghẹt mũi.
Massage huyệt Toản Trúc
Huyệt này nằm ngay dưới 2 bên đầu lông mày. Theo y học cổ truyền, khi huyệt toản trúc được massage và kích thích sẽ có tác dụng khử khí phong, lưu thông đường thở, giúp nhanh chóng xua tan tình trạng nghẹt mũi.
Cách thực hiện:
- Vệ sinh da mặt và tay thật sạch sẽ trước khi massage.
- Sử dụng hai ngón giữa day nhẹ nhàng vào vị trí giữa hai đầu lông mày.
- Thực hiện liên tục trong khoảng 5-10 phút và làm từ 2-3 lần/ngày.
Massage huyệt Ế Phong
Nếu bạn đang tìm cách massage hết nghẹt mũi đơn giản mà hiệu quả thì đừng quên bỏ qua khu vực huyệt Ế Phong nhé! Huyệt ế phong nằm ở vùng lõm phía sau tai. Massage huyệt này giúp đả thông kinh mạch và tăng cường lưu thông khí huyết, từ đó giúp đường thở được thông thoáng, loại bỏ tình trạng nghẹt mũi hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Xác định vị trí huyệt Ế Phong ở phần lõm phía sau tai.
- Sử dụng đầu ngón tay ấn và giữ trong khoảng 10 giây cho tới khi có cảm giác đau nhẹ.
- Day nhẹ nhàng liên tục khoảng 3-5 phút.
- Thực hiện khoảng 2-3 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Massage huyệt Quyền Liêu
Huyệt Quyền Liêu nằm ở trên xương gò má, khi được kích thích sẽ có tác dụng hoạt lạc, kinh thông, hỗ trợ giảm đau và làm tan phong khí. Chính vì thế, massage huyệt này sẽ giúp điều trị bệnh nghẹt mũi hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Xác định chính xác huyệt Quyền Liêu.
- Sử dụng ngón cái và ngón út ấn vào huyệt đạo và day liên tục khoảng 3-5 phút.
- Thực hiện mỗi ngày khoảng 2-3 lần để loại bỏ tình trạng nghẹt mũi nhanh chóng.
Massage huyệt hợp cốc
Cách massage hết nghẹt mũi tiếp theo mà chúng tôi muốn gợi ý đó là tập trung kích thích huyệt hợp cốc. Huyệt này nằm ở khe giao giữa ngón cái và ngón trỏ. Khi kích thích huyệt này sẽ tác động đến toàn bộ khuôn mặt đặc biệt là vùng mũi, hỗ trợ thông mạch và giảm dị ứng. Từ đó ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Xác định vị trí của huyệt hợp cốc.
- Đặt ngón cái lên huyệt hợp cốc, ngón trỏ đặt lên lòng bàn tay.
- Day nhẹ ngón cái theo chuyển động tròn và duy trì khoảng 2-3 phút.
- Thực hiện khoảng 2-3 lần/ngày để tăng hiệu quả điều trị nghẹt mũi.
Massage huyệt ấn đường
Cuối cùng trong danh sách các cách massage hết nghẹt mũi đó là kích thích huyệt ấn đường. Đây là huyệt nằm trên đường nối giữa hai đầu lông mày, rất dễ xác định. Massage thường xuyên huyệt ấn đường giúp lưu thông đường thở, giúp điều trị các triệu chứng liên quan đến xoang như viêm xoang, nghẹt mũi.
Cách thực hiện:
- Xác định chính xác huyệt ấn đường.
- Sử dụng ngón cái day và ấn nhẹ khoảng 1-3 phút.
- Từ từ vuốt sang hai bên thái dương khoảng 30 lần.
- Dùng ngón trỏ và ngón cái bấu vào vùng da ở trên huyệt ấn đường khoảng 20 cái.
Cách massage hết nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh cũng là đối tượng thường xuyên gặp tình trạng nghẹt mũi do khoang mũi bị bít tắc bởi dịch nhầy, gây ảnh hưởng đến đường thở. Theo các nghiên cứu, phần trung tâm ở các ngón chân chính là phần kết nối với xoang mũi. Khi kích thích massage các huyệt này sẽ giúp lưu thông đường thở và giúp bé tránh tình trạng nghẹt mũi khó chịu.
Cách massage như sau:
- Vệ sinh thật sạch tay trước khi massage cho trẻ sơ sinh.
- Sử dụng một tay để giữ lấy chân bé.
- Dùng ngón cái và ngón trỏ của tay còn lại nắm lấy phần ngón chân bé.
- Thực hiện massage nhẹ nhàng ở kẽ các ngón chân theo chuyển động tròn nhịp nhàng.
- Làm tương tự như với bên chân còn lại.
Lưu ý, để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, phụ huynh tuyệt đối không làm những việc như sau:
- Không tự ý dùng miệng để hút dịch nhầy trong mũi của bé bởi, miệng bạn có chứa vi khuẩn sẽ gây tình trạng nghẹt mũi của bé thêm nặng hơn.
- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ vì, nếu dùng sai thuốc sẽ ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của trẻ và gây biến chứng nguy hiểm.
- Nếu trẻ sơ sinh gặp tình trạng nghẹt mũi kéo dài nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức để có hướng điều trị dứt điểm.
Trên thực tế, nghẹt mũi là một vấn đề không quá nghiêm trọng nếu bạn biết cách massage và chăm sóc đúng cách. Hy vọng những cách massage hết nghẹt mũi được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thể dễ dàng tự xử lý và khắc phục ngay tại nhà mà không cần phải sử dụng đến thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài hơn 3 tuần hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay nhé!
Bình luận