Bật mí 4 cách xoa bóp giãn tĩnh mạch chân hiệu quả và an toàn


Suy giãn tĩnh mạch không nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây ra căng tức và đau nhức ở chân nếu ngồi hoặc đứng lâu. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh diễn biến phức tạp sẽ gây ra viêm nhiễm phải loại bỏ đôi chân. Chính vì vậy, khi phát hiện bệnh bạn cần tới khám bác sĩ để điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cũng nên áp dụng một số cách xoa bóp giãn tĩnh mạch chân để làm dịu cơn đau.

Giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch

Về cơ bản thì giãn tĩnh mạch là trạng thái các vùng tĩnh mạch dưới da bị sưng phồng, to ra với kích thước bất thường, có thể nhìn rõ bằng mắt thường. Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời có thể chuyển biến theo hướng xấu. Trong một số trường hợp giãn tĩnh mạch có thể kéo theo triệu chứng phát ban, xuất huyết và loét da.

Có một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị giãn tĩnh mạch, đó là:

  • Ít vận động, cơ thể luôn phải duy trì 1 tư thế đứng hoặc ngồi trong thời gian dài
  • Do thói quen mặc quần áo quá chật, khiến cho các mạch máu dưới da bị chèn ép
  • Do tuổi tác khiến cho hệ thống mao mạch bị lão hóa theo thời gian
  • Phụ nữ mang thai nhiều lần cũng là lý do khiến cho tỷ lệ giãn tĩnh mạch cao hơn
  • Béo phì, táo bón có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch.
Giãn tĩnh mạch có thể nhận thấy rõ ràng bằng mắt thường
Giãn tĩnh mạch có thể nhận thấy rõ ràng bằng mắt thường

Có nên xoa bóp giãn tĩnh mạch không?

Chắc chắn là có, bởi nhiều chuyên gia về sức khỏe đã xác nhận xoa bóp giãn tĩnh mạch mang tới nhiều lợi ích tích cực. Bao gồm….

Cách xoa bóp giãn tĩnh mạch chân đem tới những lợi ích gì?

Xoa bóp là việc thực hiện các động tác day, ấn, xoa bóp trực tiếp lên các huyệt đạo, khớp và gân. Mục đích chính là kích thích khí huyết lưu thông giúp giảm đau nhức. Ngoài ra, cách xoa bóp giãn tĩnh mạch chân này còn đem tới những lợi ích gì cho người bệnh?

  • Giảm các cơn đau nhức

Giãn tĩnh mạch chân gây ra căng tức, phù nề khiến người bệnh cảm thấy đau nhức. Nếu tình trạng bệnh trở nặng sẽ ảnh hưởng tới khả năng đi lại và vận động. Xoa bóp là cách thức giảm áp lực lên mạch máu và tĩnh mạch, cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.

Xoa bóp giúp giảm cơn đau do giãn tĩnh mạch chân gây ra
Xoa bóp giúp giảm cơn đau do giãn tĩnh mạch chân gây ra
  • Giúp ngủ ngon hơn

Quá trình xoa bóp sẽ giúp cơ thể tiết ra hormone Endorphin giúp người bệnh dễ ngủ hơn. Loại chất này còn giúp tinh thần vui vẻ, thoải mái và dễ chịu hơn. Do đó, bạn nên xoa bóp trước khi đi ngủ 30 phút để cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

  • Kích thích khí huyết lưu thông

Dưới tác động của lực tay sẽ giúp khí huyết lưu thông, máu đưa oxy và dưỡng chất tới toàn bộ cơ thể. Điều này không chỉ giảm tình trạng đọng máu ở tĩnh mạch chân mà còn giúp các bộ phận hoạt động tốt hơn.

4 cách xoa bóp giãn tĩnh mạch chân hiệu quả và an toàn

Cách xoa bóp giãn tĩnh mạch chân tương đối đơn giản, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Trước khi làm, bạn nên thoa một chút dầu xoa bóp vào lòng bàn tay, xoa đều hai tay để làm nóng. Dưới đây là một số vị trí người bệnh có thể massage để giảm đau nhức:

Cách xoa bóp giãn tĩnh mạch chân tại huyệt Khí Hải

Huyệt Khí Hải nằm bên dưới cách rốn khoảng một ngón tay, trên đường thẳng dọc giữa bụng. Xoa bóp huyệt đạo này giúp khí huyết lưu thông tốt cho người bị bệnh giãn tĩnh mạch. Đồng thời, nó còn giúp đẩy lùi lão hóa, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới huyết áp,… Cách bấm huyệt như sau:

  • Dùng ngón trỏ đặt vào vị trí huyệt Khí Hải.
  • Day nhẹ tay theo chuyển động tròn từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong, mỗi bên làm khoảng 10 lần.
  • Đưa tay miết nhẹ từ trên xuống dưới điểm huyệt này khoảng 10 lần trước khi kết thúc bài tập.
Xoa bóp huyệt Khí Hải cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân
Xoa bóp huyệt Khí Hải cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân

Cách massage giãn tĩnh mạch chân tại huyệt Quan Nguyên

Một trong những huyệt đạo quan trọng điều trị giãn tĩnh mạch là Quan Nguyên. Huyệt nằm cách rốn khoảng 6 đến 10cm tùy vào cơ thể mỗi người. Quan Nguyên sẽ nằm dưới đường nối giữa xương mu và rốn. Để xoa bóp, bạn thực hiện như sau:

  • Đặt ngón tay giữa lên Quan Nguyên, xoa đều theo chiều kim đồng hồ khoảng 4 – 8 vòng rồi thực hiện theo chiều ngược lại.
  • Tiếp đến, bạn dùng ngón tay ấn nhẹ vào điểm huyệt và giữ trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy căng tức trong lúc ấn thì nên dừng lại vài giây rồi thực hiện tiếp.
  • Lặp lại động tác ấn khoảng 5 – 8 lần.

Xoa bóp huyệt Huyết Hải giảm đau do giãn tĩnh mạch

Huyệt Huyết Hải nằm ở phía bên trong của đầu xương bánh chè, ở giữa cơ may và cơ rộng trong. Để xác định chính xác vị trí huyệt này, bạn hãy co gối, buông thõng chân. Tiếp đến, bạn đặt bàn tay vào xương bánh chè, ngón cái hướng vào trong, vị trí huyệt chính là nơi bạn cảm thấy căng tức. Cách để bấm huyệt này như sau:

  • Đặt ngón tay giữa lên huyệt Huyết Hải, các tay còn lại đặt vào vùng da xung quanh.
  • Di chuyển ngón tay theo chuyển động tròn khoảng 8 – 10 vòng.
  • Ấn ngón tay vào điểm huyệt nhẹ nhàng trong khoảng vài phút.

Trước khi đi ngủ, bạn nên bấm huyệt này sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên, trong quá trình xoa bóp không nên tác động lực quá mạnh để tránh gây ra tác dụng phụ.

Huyệt Huyết Hải nằm ở phía bên trong của đầu xương bánh chè
Huyệt Huyết Hải nằm ở phía bên trong của đầu xương bánh chè

Massage huyệt Tam Âm Giao cho người bị giãn tĩnh mạch

Tam Âm Giao là huyệt đạo quan trọng nằm ở vùng lõm sau xương chày, cách mắt cá chân của người trưởng thành khoảng 6.5cm. Huyệt này nằm ở giao điểm của Quyết Âm Can, Thái Âm Tỳ và Thiếu Âm Thận. Mỗi ngày bạn nên dành khoảng 7 – 10 phút để xoa bóp điểm huyệt này, mỗi lần xoa bóp kéo dài khoảng 2 – 3 phút theo hướng dẫn sau:

  • Đặt ngón cái vào vị trí huyệt Tâm Âm Giao. 4 ngón còn lại nắm lấy chân làm điểm tựa.
  • Xoa ngón tay lên xuống khoảng 2 phút xung quanh điểm huyệt.
  • Trước khi kết thúc bài tập thì úp lòng bàn tay vào chỗ bị giãn tĩnh mạch xoa bóp nhẹ.

Đối tượng có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chân

Giãn tĩnh mạch là căn bệnh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, và thường gặp phải ở những đối tượng sau đây:

  • Người trung niên hoặc cao tuổi rất dễ bị suy giãn tĩnh mạch do lão hóa.
  • Người làm việc ngồi nhiều, đứng lâu hoặc ít khi vận động khiến áp lực dồn vào tĩnh mạch
  • Phụ nữ mang thai dễ bị suy giãn tĩnh mạch vì làm lượng nội tiết tố tăng cao bất thường.
  • Người thừa cân béo phì hay bị giãn tĩnh mạch do chế độ ăn uống không lành mạnh.

Những lưu ý khi xoa bóp vùng chân bị giãn tĩnh mạch

Trong quá trình thực hiện xoa bóp, bạn cần lưu ý không nên đeo nhẫn hoặc độ trang sức để tránh gây xước hoặc rách da. Trước khi xoa bóp, bạn cần rửa sạch tay và chân để tránh vi khuẩn có hại xâm nhập. Lực xoa bóp cần vừa phải để tránh gây căng tức hoặc tổn thương tới cơ thể. Việc dùng dầu xoa bóp rất tốt giúp thao tác thêm trơn tru.

Vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi xoa bóp vùng chân bị giãn tĩnh mạch
Vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi xoa bóp vùng chân bị giãn tĩnh mạch

Trên đây là 4 cách xoa bóp giãn tĩnh mạch chân đơn giản và an toàn. Học massage hy vọng bạn sẽ áp dụng được những kiến thức này để cải thiện sức khỏe tốt hơn. Nếu cần tham khảo thêm những bài viết về sức khỏe khác, bạn vui lòng truy cập vào website của chúng tôi.

Bài viết xem thêm

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan